Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

thể thao nào giúp không ảnh hưởng đến đĩa đệm?


Tôi bị phình đĩa đệm, nhờ bác sĩ tư vấn môn thể dục giúp giảm cân mà không ảnh hưởng đến đĩa đệm. (trinhthaokkt).

Kết quả hình ảnh cho swim
Ảnh minh họa: GoPSUSports.
Trả lời:
Chào bạn,
Hiện tại có rất nhiều môn thể dục thể thao giúp giảm áp cột sống hỗ trợ cho bệnh nhân bị phình, lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bạn cần lưu ý về tình trạng bệnh của mình để lựa chọn môn thể thao phù hợp. Đặc biệt cần có sự chỉ định và tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tôi từng gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân phải đến điều trị bệnh cột sống vì tập thể dục, thể thao không đúng tư thế và quá sức chịu đựng của cơ thể.
Tôi xin gợi ý một số môn thể thao để bạn tham khảo cho phù hợp với bệnh trạng của mình:
- Bơi lội: Rất tốt cho người bị bệnh về đĩa đệm. Khi tập môn này, cơ thể sẽ được nâng đỡ trong môi trường nước không trọng lực. Bạn có thể tập khởi động và giãn cơ ở trong nước để giúp mạnh cơ.
- Đạp xe tại chỗ ở nhà hay các trung tâm gym đều tốt vì giúp giảm áp lực và lực nén xuống cho lưng.
- Đi bộ với một đôi giày chất lượng tốt, đế lót êm, dày, đi trên bề mặt êm như cỏ, cát hoặc máy đi bộ.
- Tập yoga giúp cân bằng cột sống và giảm áp lực chèn ép dây thần kinh. Lưu ý lựa chọn bài tập và hướng dẫn viên uy tín tránh bị tổn thương trong quá trình tập luyện.
Chúc bạn luôn vui khỏe.
Thân ái.

tập gym và bệnh thoát vị đĩa đệm

Tôi bị thoát vị đĩa đệm L5-S1, đã đỡ rất nhiều rồi. Xin hỏi tôi có nên tập gym không ? (Tran Luc).

Trả lời:
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi của bạn, trước tiên tôi xin giải thích rõ về cơ chế tự chữa lành trong cơ thể con người. Theo cơ chế tự nhiên, cơ thể chúng ta có thể tự hồi phục phần nào các tổn thương. Ví dụ như khi bạn bị đứt tay, vết cắt sẽ tự lành sau một thời gian. Tương tự như vậy, cơ chế này cũng giúp ích trong quá trình phục hồi các đĩa đệm bị thoát vị, làm giảm các cơ đau. Tuy nhiên, cơ chế này không thể hoàn toàn chữa khỏi thoát vị đĩa đệm vì đây là vấn đề về mặt cấu trúc vật lý, chủ yếu do cột sống lệch tạo ra áp lực chèn ép lên đĩa đệm. Chỉ khi cột sống được trả về hệ trục vốn có, cơ chế tự chữa lành mới phát huy hết tác dụng của nó.
Trong trường hợp của bạn, tập thể dục là điều cần thiết để giúp đĩa đệm phục hồi tốt hơn. Chỉ nên tập những bài căng giãn nhẹ nhàng, vừa sức. Nếu tập cường độ cao hay nâng tạ nặng thì tình trạng thoát vị sẽ càng nặng thêm.
Để đĩa đệm được phục hồi tốt nhất, hãy chọn những bài tập tập trung vào các nhóm cơ chính tại vùng cột sống nhằm làm tăng sức bền của chúng.
Chúc bạn mau chóng bình phục.
Thân ái.

thoát vị đĩa đệm lưng

Hai bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật mới này là anh Lê Văn Thành 31 tuổi ở Hải Dương và chị Nguyễn Thị Hà 38 tuổi ở Hà Nội. Cả hai bệnh nhân đều bị thoát vị đĩa diệm cột sống cổ C4, C5.
Đây là kỹ thuật đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Ca mổ  có sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc về phẫu thuật nội soi cột sống cổ.
Tiếp nối thành công ban đầu, các bác sĩ bắt tay vào ứng dụng phương pháp phẫu thuật lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ qua nội soi đường trước, giúp giải quyết nhiều thể thoát vị hơn. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, đây là phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu với tỷ lệ thành công hơn 90% và tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp dưới 1%, giảm thời gian phục hồi của bệnh nhân chỉ còn vài ngày, đồng thời bệnh nhân có thể sinh hoạt lại hoàn toàn bình thường sau 2-6 tuần.Theo tiến sĩ, bác sĩ Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa phẫu thuật cột sống, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, thời gian qua các bác sĩ đã học hỏi và ứng dụng phẫu thuật bằng phương pháp nội soi lối sau thành công cho 10 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Phương pháp này bước đầu đã mang lại những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, phương pháp nội soi soi lối sau chỉ mới tiếp cận được các khối thoát vị trong lỗ liên hợp, trong khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu thoát vị trung tâm hoặc cạnh bên.
Tiến sĩ Nguyễn Lê Bảo Tiến, Viện trưởng Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cho biết, trước khi thực hiện kỹ thuật nội soi, bệnh nhân bị thoát bị cột sống cổ thường phải mổ mở, thời gian nằm viện kéo dài, có nhiều nguy cơ biến chứng do phần cổ tập trung nhiều dây thần kinh, mạch máu…Hiện tại, kỹ thuật mổ nội soi cột sống cổ phía trước được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…, trong đó Đức và Hàn Quốc là những quốc đi tiên phong về kỹ thuật này.
“Khi phải mổ mở, tỷ lệ bệnh nhân phải mổ lại lần sau cao, do cột sống bị tàn phá nhiều mô nên sẽ tiếp tục mất vững, gây đau cổ tái phát và chèn ép dây thần kinh, thậm chí cột sống lỏng lẻo sẽ bị sụp đổ”, tiến sĩ Tiến chia sẻ.
Chi phí thực hiện kỹ thuật này khoảng 60 triệu đồng một ca, vì là kỹ thuật cao nên chưa được Bảo hiểm y tế thanh toán.